(Đà Nẵng, 2022) Định vị hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ dưỡng cao cấp và hệ thống cơ sở lưu trú du lịch
1. Phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp gắn với cơ sở lưu trú du lịch cao cấp hạng 4-5 sao và tương đương (khách sạn, căn hộ du lịch 4-5 sao và tương đương)
Số liệu năm 2019 | Việt Nam[1] | Đà Nẵng | Hội An[2] | Nha Trang | TP Hà Nội | TP Hồ Chí Minh[3] |
Số lượng KS 4-5 sao và tương đương
(Đã xếp hạng) |
178 KS 5 sao
306 KS 4 sao 100.281 phòng |
22 KS 5 sao
36 KS 4 sao 11.531 phòng |
7 KS 5 sao
23 KS 4 sao 4.369 phòng |
28 KS 5 sao
27 KS 4 sao 16.605 phòng |
22 KS 5 sao
19 KS 4 sao 9.009 phòng |
24 KS 5 sao
26 KS 4 sao 10.547 phòng |
Mức giá trung bình | 73.6 – 116.6 USD (1.7 – 2.7 triệu đồng) | 1.5 – 3.5 triệu đồng | 1.2 – 3 triệu đồng | 1.7 – 3.5 triệu đồng | 2 – 4 triệu đồng | 2.3 – 4.5 triệu đồng |
Công suất trung bình | 4 sao: 65,5%
5 sao: 69,3%
|
4 sao: 56%
5 sao: 60% |
75% | 62,89% | 67,9% | 68% |
a) Về mặt chức năng đáp ứng nhu cầu lưu trú du lịch hạng cao cấp:
– Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Đà Nẵng có tính cạnh tranh tương đối cao về mặt chức năng (phục vụ nhu cầu lưu trú) so với các điểm đến khác ở trong nước, kể cả các điểm đến đô thị – văn hóa (TP HCM, HN) và điểm đến du lịch biển – văn hóa (Hội An, Nha Trang) với hệ thống cơ sở lưu trú mới, hiện đại so với mặt bằng chung cả nước với 30/86 khách sạn 4-5 sao và tương đương hoạt động từ năm 2015 trở về trước, 56/86 khách sạn 4-5 sao và tương đương bắt đầu hoạt động trong thời gian từ 2016 đến nay. Mức giá của hệ thống KS 4-5 sao tại thành phố Đà Nẵng không cao hơn nhiều so với mặt bằng chung cả nước, cao hơn Hội An, thấp hơn TP Nha Trang, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
– Công suất trung bình khách sạn cao cấp tại TP Đà Nẵng thấp hơn so với trung bình của VN và các điểm đến khác kể cả du lịch đô thị và nghỉ dưỡng biển, cho thấy mức cạnh tranh tại chính thị trường của TP Đà Nẵng rất cao giữa các phân khúc và các khách sạn trong cùng phân khúc.
b) Về mặt thương hiệu – giá trị tăng thêm thu hút khách du lịch:
– Trong báo cáo thường niên du lịch Việt Nam năm 2019, trong số các khách sạn 4-5 sao tốt nhất Việt Nam 2019 được bình chọn, Đà Nẵng chỉ có 01 đơn vị 5 sao là khách sạn Intercontinental, không có đơn vị 4 sao; so với Nha Trang là 01 đơn vị 5 sao, 02 đơn vị 4 sao; so với Quảng Nam là 01 đơn vị 5 sao, 01 đơn vị 4 sao; so với TP Hà Nội là 02 đơn vị 5 sao, 01 đơn vị 4 sao; so với TP HCM là 02 đơn vị 5 sao, 02 đơn vị 4 sao.
– Về thương hiệu nghỉ dưỡng cao cấp: Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cao cấp tại thành phố Đà Nẵng hiện nay có tính cạnh tranh tương đối cao với 17 thương hiệu khách sạn nước ngoài của các tập đoàn khách sạn trung – cao cấp (Sheraton, Fusion, Crowne Plaza, Marriott, Hilton, Hyatt Regency, …), 01 thương hiệu khách sạn cao cấp với vị trí đặc biệt Intercontinental, nhiều thương hiệu nội địa đã có sức hút và giá trị với du khách như Furama, Mường Thanh, Vinpearl. So với các điểm đến nghỉ dưỡng như Nha Trang (hiện có 05 thương hiệu cao cấp nước ngoài, 01 thương hiệu siêu sang Evason Ana Mandara, còn lại đa phần là thương hiệu nội địa tập trung nhiều ở thương hiệu Vinpearl: 05 cơ sở, TTC,…).
– Về thương hiệu lưu trú du lịch đô thị và văn hóa: Hệ thống CSLTDL tại TP Đà Nẵng có tính cạnh trang tương đối cao về thương hiệu lưu trú du lịch đô thị (các thương hiệu Hilton, Novotel,..), tuy nhiên có tính cạnh tranh thấp về thương hiệu lưu trú du lịch văn hóa, nghệ thuật (không có thương hiệu này, kể cả những dự án sắp hoạt động), so với TP Hồ Chí Minh (hiện có 18 thương hiệu cao cấp nước ngoài kể cả phân khúc lưu trú du lịch ngắn ngày và dài ngày, đặc biệt đa dạng các thương hiệu khách sạn mang tính di sản, văn hóa, nghệ thuật: Hotel Des Arts, Renaissance, Windsor, Somerset,…) hoặc TP Hà Nội (hơn 22 thương hiệu cao cấp nước ngoài kể cả phân khúc lưu trú du lịch ngắn ngày và dài ngày, đặc biệt đa dạng các thương hiệu khách sạn mang tính di sản, văn hóa, nghệ thuật: MGallery, Sofitel Metropole Legend, JW Marriott…).
– Về các giải thưởng liên quan đến hoạt động nghỉ dưỡng: Từ năm 2013 đến nay, TP Đà Nẵng đã khẳng định được thương hiệu nghỉ dưỡng cao cấp (khác với nghỉ dưỡng biển cao cấp) với resort Intercontinental hàng năm đều đạt giải thưởng khu resort cao cấp đẳng cấp nhất Thế giới; ngoài ra từ năm 2017 đến nay, thương hiệu nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên, sinh thái, du lịch xanh cũng thu hút sự chú ý (Resort Intercontinental là khu nghỉ dưỡng xanh hàng đầu châu Á, Naman Retreat là khu an dưỡng (retreat) hàng đầu châu Á). Tuy nhiên đáng lưu ý là trong những năm gần đây, thương hiệu và giải thưởng liên quan đến khu nghỉ dưỡng, khách sạn nghỉ dưỡng biển tập trung vào Phú Quốc (hơn 4 giải quốc tế), không có giải thưởng cho TP Đà Nẵng.
2. Phân khúc cơ sở lưu trú du lịch hạng trung và bình dân 1-3 sao và tương đương, homestay, hostel
Số liệu năm 2019 | Việt Nam | Đà Nẵng[4] | Hội An[5] | Nha Trang[6] | TP Hà Nội | TP Hồ Chí Minh |
Số lượng KS 1-3 sao và tương đương
(đã xếp hạng) |
5.400 cơ sở
162.024 phòng |
174 cơ sở
6.093 phòng |
98 cơ sở
3.056 phòng |
102 cơ sở
4.798 phòng |
||
Số lượng homestay, hostel | 138 cơ sở
800 phòng (1.600 giường) |
326 cơ sở
1.299 phòng |
889 cơ sở
28.189 phòng (Kể cả cơ sở nhỏ lẻ chưa xếp hạng) |
|||
Số lượng biệt thự du lịch, căn hộ du lịch | 69 cơ sở | 215 cơ sở
1.858 phòng |
||||
Công suất trung bình | 45-60% | 65% | 65% |
a) Về mặt chức năng đáp ứng nhu cầu lưu trú du lịch hạng trung – bình dân:
– Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch hạng trung – bình dân tại thành phố Đà Nẵng có tính cạnh tranh trung bình so với các điểm đến khác ở trong nước, 50% hệ thống cơ sở lưu trú mới hoạt động trong vòng 05 năm trở lại, 70% hệ thống cơ sở lưu trú tập trung ở khu vực biển và gần biển (trong khoảng cách 1km từ bờ biển về trung tâm thành phố). Giá phòng tại phân khúc trung – bình dân rất đa dạng, chia làm 03 nhóm chính:
Cơ sở lưu trú có thế mạnh nổi trội về vị trí, thiết kế, vận hành khai thác: khoảng 18% hệ thống, có mức giá cao hơn nhiều so với mặt bằng chung (năm 2019: 600 – 1.500.000đ).
Cơ sở lưu trú chỉ có thế mạnh về vị trí, cơ sở vật chất không đặc sắc: 51% hệ thống, có mức giá trung bình (300 – 600.000đ).
Cơ sở lưu trú có vị trí không thuận lợi, cơ sở vật chất không đặc sắc hoặc đã cũ: 31% hệ thống, mức giá thấp so với mặt bằng chung (150 – 300.000đ).
– Công suất trung bình tại TP Đà Nẵng thấp hơn so với trung bình của VN và các điểm đến khác kể cả du lịch đô thị và nghỉ dưỡng biển, cho thấy mức cạnh tranh tại chính thị trường của TP Đà Nẵng rất cao giữa các phân khúc và các khách sạn trong cùng phân khúc. Bên cạnh hệ thống cơ sở lưu trú truyền thống, sự bùng nổ của kinh tế chia sẻ với hình thức chia sẻ chỗ nghỉ thông qua các ứng dụng công nghệ như Airbnb, Luxstay … khiến thị trường lưu trú mang tính cạnh tranh rất cao tại các điểm đến du lịch như Đà Nẵng. Đến năm 2019, đã có hơn 2.000 phòng nghỉ, cơ sở lưu trú đăng ký đón khách qua ứng dụng Airbnb (trong tổng số hơn 30.000 phòng nghỉ trên ứng dụng Airbnb tại Việt Nam năm 2019).
– Số lượng homestay, hostel, các loại hình cơ sở lưu trú nhỏ nhưng gắn với văn hóa địa phương có tăng trưởng nhưng không có lợi thế cạnh tranh đặc sắc so với những điểm đến văn hóa, đô thị như Hội An, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, kể cả so với điểm đến nghỉ dưỡng biển Nha Trang.
b) Về mặt thương hiệu – giá trị tăng thêm thu hút khách hạng trung – bình dân:
– Phân khúc cơ sở lưu trú du lịch hạng trung – bình dân hầu hết là các thương hiệu tư nhân trong nước. Tại TP Đà Nẵng vẫn chưa có thương hiệu tầm trung – bình dân nổi trội. Mặt khác, các cơ sở lưu trú du lịch hạng trung – bình dân có kỹ năng vận hành các phần mềm, ứng dụng đặt phòng trực tuyến rất tốt với các thứ hạng cao, mang tính cạnh tranh lẫn nhau giữa các cơ sở lưu trú trong cùng phân khúc và cả với các cơ sở lưu trú hạng cao cấp.
– Phân khúc cơ sở lưu trú du lịch hạng trung – bình dân đến cuối năm 2019 có sự tham gia nổi bật của các thương hiệu quản lý khách sạn hạng trung cấp – bình dân của nước ngoài: Reddoorz, OYO, … và các thương hiệu quản lý khách sạn VN mới nổi như Luxstay. Tuy nhiên đến nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các thương hiệu này đã chấm dứt hợp đồng với tất cả các cơ sở lưu trú. Hiện nay các thương hiệu OYO, Reddoorz vẫn cải thiện dần các tính năng công nghệ để chờ thời điểm quay trở lại thị trường lưu trú hạng trung – bình dân khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
[1] Số liệu từ báo cáo thị trường khách sạn cao cấp Việt Nam của Grant Thornton năm 2020 và báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2019 của Tổng cục Du lịch.
[2] Số liệu từ Tập đoàn BĐS R&H 2019
[3] Savills và CBRE Việt Nam 2019, 2020.
[4] Báo cáo nghiên cứu khối 1-2 sao và tương đương của phòng QLCSLT năm 2019.
[5] Báo cáo năm 2019 của Sở VHTTDL Quảng Nam.
[6] Báo cáo năm 2019 của Sở Du lịch Khánh Hòa