Bia Bỉ: Di sản văn hóa từ truyền thống … uống bia thay nước.
‘La bière est en Belgique la véritable, la seule boisson nationale’ – Bia là thức uống đúng chất nhất của nước Bỉ. Đây là câu giới thiệu ở triển lãm toàn quốc vào năm 1880 đánh dấu 50 năm độc lập của Vương quốc Bỉ. Gần 150 năm sau, năm 2016, văn hóa uống bia của Bỉ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Bỉ có hơn 1600 loại bia, với những phương pháp lên men chỉ nơi đây mới có. Nhiều dòng bia Bỉ thường xuyên đứng đầu trong danh sách giải thưởng về những loại bia ngon nhất thế giới World Beer Award hàng năm. Vào thế kỷ XIX, mỗi người Bỉ uống trung bình 200 lít bia hàng năm, đến nay thì chỉ còn khoảng 70 lít mỗi năm. Nếu mỗi chai bia trung bình 330ml thì mỗi người uống cỡ … 200 chai mỗi năm, vậy là bản thân mình uống hơi nhiều hơn trung bình một tí so với người Bỉ ở thế kỷ XIX :))
Poster hưởng ứng buổi diễu hành năm 1880 kỷ niệm 50 năm độc lập vương quốc Bỉ. Ông vua đang ngồi trên thùng bia.
Bia không phải cội nguồn từ Bỉ, điều gì làm cho bia phát triển trở thành một nét văn hóa đặc trưng và nổi tiếng của quốc gia này đến vậy? Từ hơn 9000 trước Công Nguyên, cách làm bia đã được những cư dân vùng Lưỡng Hà phát hiện và lan truyền đến châu u nhờ đế chế La Mã cổ đại. Đến thời Trung cổ, dân số phát triển mạnh và quy tụ lại trong các đô thị nhỏ đông đúc đã gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Bia lúc này là thức uống cao cấp với nhiều thành phần kháng khuẩn được các nhà tu sử dụng thay cho nước uống hàng ngày. Các tu viện thời kỳ này lưu giữ và phát triển kỹ thuật lên men bằng nhiều loại thảo mộc, dần dần chuyển sang sử dụng hoa bia (hops) để tạo vị đắng và mùi hương đặc trưng của bia ngày nay, và khu vực Bỉ – Hà Lan là vựa hoa bia lớn nhất của châu u từ trước đến nay. Ngày nay Bỉ là quốc gia có nhiều dòng bia Trappist hay Abbaye của các Tu viện nhất thế giới. Với số lượng vô cùng hạn chế, đây là dòng bia sử dụng nhiều loại thảo mộc đặc trưng và được chính các tu sĩ chế biến.
Hình minh họa trong bảo tàng. Thời Trung cổ nước uống bị nhiễm khuẩn, nên bia là nước thánh. Là thức uống xa xỉ thay cho nước vì có khả năng kháng khuẩn, chủ yếu chỉ có các tu sĩ hoặc hoàng gia mới được uống.
Trên khắp thế giới bia thường được lên men bằng 2 phương pháp là … “top” và “bottom”, nghe nhạy cảm quá :)) tiếng Việt là lên men đỉnh và đáy :)) 2 phương pháp này bao gồm nhiệt độ lên men và loại men bề mặt trong quá trình lên men. Phương pháp lên men đáy thường dùng để sản xuất các loại bia nhạt vị, dòng bia lager (điển hình của bia Đức, Hà Lan) với nhiệt độ lên men tối đa 14 độ C, còn phương pháp lên đỉnh … lên men đỉnh thì nhiệt độ cao hơn khoảng 15-25 độ C, tạo nên màu sắc và hương vị đậm đà hơn cho bia. Tại Bỉ ngoài 2 phương pháp này, các nhà sản xuất còn thường dùng 2 phương pháp khác nữa là lên men tự phát (spontaneous) và hỗn hợp (mixed), và 2 phương pháp đặc trưng này tạo nên nhiều dòng bia đặc biệt và lâu đời nhất của Bỉ để cạnh tranh với toàn bộ bia trên thế giới. Thay vì được cho men trực tiếp như những phương pháp khác, phương pháp lên men tự phát để hỗn hợp đại mạch tiếp xúc và hấp thu những con men tự nhiên có trong bầu không khí, và con men này tồn tại nhiều nhất gần … Brussels, trái tim của châu u, cụ thể là gần thung lũng sông Zenne. Dòng bia lambic theo phương pháp này là dòng bia lâu đời nhất của Bỉ, và ngay quảng trường lớn Grand Palace của Brussels vẫn còn bảo tàng của dòng bia này.
Tu viện Orval – nơi sản xuất của 1 trong 5 hãng bia Trappist duy nhất tại Bỉ. Cả thế giới chỉ có đâu đó 14 hãng nằm rải rác ở Pháp, Hà Lan, Mỹ …, thế nên Bỉ là nơi có số lượng Tu viện bia Trappist nhiều nhất.
Giai đoạn Cách mạng Công nghiệp thế kỷ thứ XIX, bia Bỉ trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn vì phải cạnh tranh với nhiều dòng bia khác từ nhiều nước với nhiều phát triển về công nghệ lên men. Khủng hoảng kinh tế và chiến tranh thế giới thứ I, II tại châu u càng làm cho các xưởng sản xuất bia của Bỉ khốn đốn và đóng cửa không ít, thế nhưng đến ngày nay vị trí và đẳng cấp của bia Bỉ vẫn được giữ vững. Điều này là nhờ đến ông … Michael Jackson, nhưng không phải ca sĩ, ông này là nhà báo nổi tiếng của Anh quốc :)) Ông này là chuyên gia về bia, chuyên đi phân tích, đánh giá bia và viết bài cho các tạp chí uy tín. Năm 1991, ông xuất bản quyển sách Great Beers of Belgium, không chỉ giới thiệu tường tận về văn hóa bia Bỉ, mà ông còn so sánh bia Bỉ với nhiều dòng bia khác trên thế giới để mọi người càng thêm tò mò với bia từ quốc gia nhỏ bé này. Ngay lập tức chỉ 1 năm sau khi ông xuất bản sách, xuất khẩu bia Bỉ tăng 50% và dần dần tái thiết lại đẳng cấp và vị trí của bia Bỉ trên thế giới như nhiều thế kỉ trước đó. Không chỉ với thế giới, quyển sách của ông còn đánh thức người Bỉ trân quý hơn truyền thống và văn hóa của họ, để họ tự hào hơn và ngày càng cải tiến hơn nét văn hóa lâu đời của mình. Mỗi dòng bia, mỗi thương hiệu đều cố gắng tạo sự khác biệt cho mình thông qua … ly uống bia. Mỗi loại bia là mỗi loại ly, với đủ hình hài và thuyết minh về công dụng :)) Vậy là trên nền tảng chất lượng và uy tín, truyền thông hiệu quả sẽ giúp sản phẩm hay thậm chí là cả một nền văn hóa bay cao bay xa.
Vô vàn loại ly bia, mỗi hãng bia đều có riêng cho mình một loại ly để cạnh tranh về thương hiệu với các dòng bia khác. Quay tại bảo tàng Belgium Beer Experience, Brussels.
Thôi viết đến đây là dài quá rồi :)) Tóm lại chỉ có là bia Bỉ là vô địch thế giới, giờ đang ngồi xem quy định được mang bao nhiêu chai về VN để còn biết mua về nè.